Hiện trạng sinh thái của rạn san hô tại quần đảo Trường Sa, Biển Đông và mối liên quan đến sự thất thường của nhiệt độ

Hiện trạng sinh thái của rạn san hô tại quần đảo Trường Sa, Biển Đông và mối liên quan đến sự thất thường của nhiệt độ

Konstantin S. Tkachenko a, b, *, Duong Thuy Hoang c, Hoi Nguyen Dang c

a A.N. Severtsov Viện Sinh thái và Tiến hóa RAS, 33 Leninskij prosp., Moscow, 119071, Russia

b Đại học Khoa học xã hội và Sư phạm Samara, 65/67, Maxim Gorky St., Samara, 443099, Russia

c Trung tâm nghiên cứu khoa học và Kỹ thuật nhiệt đới Việt – Nga, Nguyen Van Huyen, Nghia Do, Cau Giay, Hanoi, Viet Nam

Nguồn bài viết: Tạp chí khoa học ELSEVIER, Khoa học cửa sông, vùng ven biển và thềm lục địa. Số 238 (2020) 106722

Người dịch bài viết sang tiếng Việt: Lê Ngọc Thảo – Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An. 03 Nguyễn Huệ, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam.

THÔNG TIN VỀ BÀI VIẾT

Từ khóa:

Quần đảo Trường Sa

Biển Đông

Dị thường nhiệt

Sự thích ứng của san hô

TÓM TẮT

Quần đảo Trường Sa được hình thành từ một nhóm lớn gồm hơn 150 kiểu dạng san hô khác nhau, nằm rải rác từ toạ độ 6 độ đến 12 độ vĩ Bắc và 111 độ đến 117 độ Kinh Đông ở phía Nam Biển Đông. Ngoài việc khai thác thủy sản quá mức, nạo vét đất và bồi lắp đảo nhân tạo, thì sự gia tăng nhiệt độ với tần suất thất thường do biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với các rạn san hô của quần đảo Trường Sa. Các cuộc khảo sát san hô được thực hiện vào năm 2018 – 2019 tại 15 điểm thuộc quần đảo đã ghi nhận một số thay đổi nhất định của các quần thể san hô để chúng có thể thích nghi với sự thất thường nhiệt độ lặp đi lặp lại trong môt thời gian dài. Những biến đổi được ghi nhận rõ đó là các loài san hô có khả năng thích ứng cao với môi trường nhiệt khắc nghiệt trở thành các loài chiếm ưu thế, những quần thể san hô non của chúng phát triển lấn át các quần thể san hô kém chịu đựng về nhiệt. Đơn vị san hô chịu nhiệt chiếm ưu thế ở 11 trong số 15 địa điểm nghiên cứu; 8 trong số 15 điểm bị chi phối bởi các đơn vị san hô chịu căng thẳng. Độ che phủ san hô trung bình toàn khu vực là 36,6%; trong đó các giống có tỉ lệ cao là Acropora (27%), Porites (17,4%) và Pocillopora (4,1%). Quần đảo Trường Sa được hình thành từ một số lượng lớn các tập đoàn san hô, sự liên kết giữa các riềm đá và sự đa dạng thành phần loài san hô tạo nên sự chắc chắn và khả năng thích ứng cao trong môi trường biển.

1. Giới thiệu

 

Quần đảo Spratly (Trường Sa của Việt Nam) là tập hợp một nhóm cực lớn các tập đoàn san hô, các dải san hô hình vòng cung, các đảo trên địa hình dốc theo điều kiện tự nhiên của vùng biển Đông (SCS). Nằm tiếp giáp với vùng tam giác san hô của thế giới, nơi có sự đa dạng bậc nhất của san hô, quần đảo Trường Sa được đánh giá là có tính đa dạng tương đương và là nơi nuôi dưỡng, sinh sản và phát triển ấu trùng quan trọng vào loại bậc nhất của các loài cá cũng như vô số nguồn tài nguyên biển khác tại vùng biển Đông (McManus, 1994). Tuy nhiên, việc xem quần đảo Trường Sa là công viên biển quốc tế (McManus, 1994; McManus and Menez, 1997; McManus et al., 2010) cho đến nay đã và đang bị lãng quên do sự chi phối của các yếu tố chính trị. Dự án “Những khu vực rạn có nguy cơ tại Đông Nam Á (RRSEA)” đã cảnh báo quần đảo Trường Sa vào những năm đầu tiên của thập niên 2000 nằm ở mức nguy cơ trung bình chỉ với lý do duy nhất đó là khai thác thủy sản hủy diệt (Burke et al., 2002), trong khi những nguy cơ khác như ô nhiễm biển, lắng đọng trầm tích và khai thác thủy sản quá mức được đánh giá là những nguyên nhân không đáng kể. Trong vòng 10 năm sau đó, hiện trạng sinh thái tại khu vực này đã thay đổi với mức nguy hại được tăng lên mức trung bình (Burke et al., 2011). Động lực lớn nhất tạo ra áp lực lên các rạn san hô tại quần đảo Trường Sa chính là việc khai thác thủy sản quá mức, khai thác hủy diệt, tăng 80% so với năm 1998 (Burke et al., 2011).

Việc nạo vét, bồi lấp đảo nhân tạo trong những năm gần đây, đặc biệt là Trung Quốc đã chiếm hầu hết vùng biển và thực hiện hoạt động nạo vét, bồi lấp khắp nơi tại Trường Sa đã làm biến đổi hoàn toàn hệ thống rạn san hô vòng cung mà thay vào đó là hệ thống đảo nhân tạo tại Trường Sa và như nhận định của John McManus: “Đây là sự mất mát vĩnh viễn nhanh nhất các rạn san hô trong lịch sử loài người” (Larson, 2015; Morton, 2016; Mora et al., 2016). Thêm vào đó, hơn 104 km2 rạn san hô của quần đảo Trường Sa bị tàn phá bởi ngư dân Trung Quốc khi họ dùng hệ thống cánh quạt của động cơ ngoài để đánh vở các riềm đá, rạn san hô để khai thác loài trai tai tượng khổng lồ (Wingfield-Hayes, 2015; Bale, 2016; Larson, 2016). Vỏ của loài trai này rất có giá trị cho nền công nghiệp mỹ nghệ trong những năm gần đây. Theo RRSEA, trong mười năm đến, năm 2030, áp lực tiêu cực lớn nhất chính là tác động của con người, sốc nhiệt và hiện tượng a-xít hóa đại dương sẽ nâng mức độ nguy cơ của quần đảo Trường Sa từ mức “trung bình” lên mức “cao” (Burke et al., 2011).

Do các tranh chấp chính trị, khoảng cách xa và việc tiếp cận theo mùa rất hạn chế, các thông tin về hiện trạng sinh thái của khu vực ngoài khơi này rất khan hiếm và chắp vá; hầu hết các dữ liệu được công bố theo từng ngôn ngữ riêng của các quốc gia tiếp giáp với khu vực này. Tuy nhiên, trong nghiên cứu về sự rời rạc và hạn chế về dữ liệu trong khu vực,…

Xem toàn văn nội dung bài viết theo bản dịch tiếng Việt

Xem toàn văn bài viết chính thức bản tiếng Anh

—-

* Corresponding author. Samara State University of Social Sciences and Education, 65/67, Maxim Gorky St., Samara, 443099, Russia. E-mail address: konsttkachenko@gmail.com (K.S. Tkachenko).