Cách người dân Nhật truyền cảm hứng cho nỗ lực bảo tồn đại dương ở Đông Nam Á.

Chuyến tham quan, nghiên cứu thực địa của các nhà giáo dục đến từ Indonesia, Thái Lan và Việt Nam do UNESCO tổ chức nhằm xây dựng chiến lược thu hút giới trẻ tham gia hoạt động bảo tồn đại dương.

Ông Masao Nagasaki ngư dân có hơn 40 năm hành nghề ở vùng biển ngoài khơi thành phố Itoigawa, Nhật Bản. Khởi nghiệp từ làng chài Tsutsuishi, người đàn ông 77 tuổi nhớ lại thời kỳ các tấm lưới của ông chứa đầy cá và các loài nhuyển thể. Ông chia sẻ với các tham dự viên: “Các vùng nước của chúng tôi đã từng tràn ngập sự sống, nhưng trong ba thập kỷ qua, một số loài đã biến mất”.

Câu chuyện của ông khá nổi tiếng khắp Itoigawa, nơi nước biển đang dần ấm lên, lượng rong biển suy giảm và các hoạt động của con người đã làm thay đổi mạnh tính đa dạng sinh học biển tại đây. Ngay cả khi Công viên địa chất toàn cầu Itoigawa được UNESCO công nhận đầu tiên của Nhật Bản vào 2009 cũng không tránh khỏi mối đe dọa kép là biến đổi khí hậu và rác thải nhựa đại dương. Tuy nhiên, cộng đồng địa phương đang thích ứng bằng cách biến Công viên địa chất của họ thành một trung tâm giáo dục, bảo tồn và phát triển bền vững. Thị trưởng thành phố Itoigawa ông Toru Yoneda cho biết, Công viên địa chất Itoigawa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đã giúp người dân nơi đây cảm thấy gắn kết hơn với di sản của họ. Ông chia sẻ: “Việc bảo tồn thúc đẩy Niềm tự hào và tình yêu đối với mảnh đất nơi họ sinh sống đã trở thành động lực cho họ trong công việc làm ăn, sinh sống”.

Cách tiếp cận toàn xã hội này, UNESCO đã chọn thành phố Itoigawa là điểm đến quan trọng cho chuyến thăm quan học tập vào tháng 11 năm 2024 trong khuôn khổ dự án Bảo tồn Đại dương của Chúng ta, được tài trợ bởi công ty Fast Retailing Co., Ltd, công ty mẹ của UNIQLO. Chuyến thăm đã thu hút sự tham gia của các nhà giáo dục và quan chức bảo tồn từ ba quốc gia Đông Nam Á để học hỏi từ chương trình giáo dục bảo tồn biển và các hoạt động bền vững dựa vào cộng đồng của Nhật Bản. Những nỗ lực của người dân Nhật Bản đã và đang truyền cảm hứng cho các nhà giáo dục, bảo tồn từ Indonesia, Thái Lan và Việt Nam trong việc thực hiện các chiến lược tương tự tại các Khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận trên đất nước của mình gồm: Khu dự trữ sinh quyển Wakatobi, Indonesia, Khu dự trữ sinh quyển Ranong ở Thái Lan, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An, Việt Nam.

Chuyên gia Rika Yorozu của UNESCO, người phụ trách dự án Bảo tồn Đại dương của chúng ta cho biết bằng cách tham gia trực tiếp với cộng đồng Itoigawa, các nhà giáo dục đã tận mắt chứng kiến ​​việc bảo tồn gắn liền với cuộc sống hàng ngày như thế nào – từ các hoạt động đánh bắt cá bền vững đến các sáng kiến ​​môi trường do thanh niên lãnh đạo, ông nói: “Những hiểu biết sâu sắc này sẽ giúp các nhà quản lý, bảo tồn ở các quốc gia hoạch định các hoạt động giáo dục đại dương tại địa phương, phản ánh thực tế và thách thức của các di sản được UNESCO công nhận”.

Hình 1: 3 học sinh trường Trung học Niigata Prefectural Kaiyo trình diễn qui trình làm nước mắm cá hồi hiệu Saigo-no-Itteki

Học sinh tiên phong trong các “cuộc tấn công”.

Mô hình phát triển bền vững của Itoigawa đặt giới trẻ lên hàng đầu. Một ví dụ nổi bật đến từ các học sinh tại trường trung học Kaiyo tỉnh Niigata đã phát triển một loại nước mắm làm từ cá hồi đặc biệt với thương hiệu Saigo-no-Itteki (tiếng Nhật nghĩa là Từng Giọt). Ra mắt vào năm 2013, sau ba năm nghiên cứu, dự án là minh chứng sinh động của ngành nuôi trồng thủy sản bền vững Nhật Bản.

Em Masamune Koyanagi, một trong những học sinh giới thiệu dự án với những tham dự viên cho biết: “Em muốn tiếp tục làm việc theo cách bền vững, kết nối tài nguyên thiên nhiên với ngành công nghiệp mà không lãng phí”.

Dự án Bảo tồn Đại dương của Chúng ta cũng đi theo triết lý tương tự, trang bị cho giới trẻ trên khắp Đông Nam Á những kiến ​​thức và kỹ năng thực tế về bảo tồn. Thông qua các hoạt động hấp dẫn trong khu dự trữ sinh quyển, học sinh được trải nghiệm trực tiếp về đa dạng sinh học biển, quản lý tài nguyên và các hoạt động bền vững, liên kết bảo tồn với nền kinh tế địa phương. Bằng cách nâng cao sự hiểu biết sâu sắc hơn về quản lý đại dương, sáng kiến ​​này nhằm mục đích chuẩn bị cho cộng đồng bảo vệ môi trường biển cho các thế hệ tương lai.

Hình 2: Tham dự viên thu gom rác thải nhựa trên bãi biển gần làng ngư nghiệp Tsutsuishi tại Itoigawa, Nhật Bản.

Giải quyết ô nhiễm nhựa thông qua giáo dục.

Ngoài nghề cá, người dân Itoigawa cũng đang giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển. Chất thải nhựa không phân hủy sinh học mà thay vào đó phân hủy thành các hạt vi nhựa, xâm nhập vào chuỗi thức ăn ở biển. Phó giáo sư Satoko Tezuka của Viện Khoa học Chiba đã chia sẻ kết quả nghiên cứu của mình về phân tích vi nhựa khu vực Công viên địa chất Choshi trên bờ biển Thái Bình Dương. Cô nói: “Ngay cả những hoạt động nhỏ nhất của con người cũng góp phần gây ra cuộc khủng hoảng này, đó là lý do tại sao giáo dục về đại dương là rất quan trọng”.

Ông Lê Ngọc Thảo, Trưởng Ban Thư ký Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An, Việt Nam cho biết quá trình tách hạt vi nhựa từ cát biển đã giúp ông hiểu rõ hơn về tác động của hạt vi nhựa đến hệ sinh thái tại địa phương của mình.

Hình 3: Hội thảo khởi động với Mạng lưới công viên địa chất Nhật bản và Hội đồng công viên địa chất Itoigawa.

Nhìn về phía trước: Giáo dục đại dương cho Đông Nam Á

Những tham dự viên chuyến thực địa đến từ Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều nhận thấy rằng chuyến tham quan nghiên cứu không chỉ là một cuộc trao đổi mà còn là một kế hoạch hành động.

Năm 2024, Thái Lan đã xác định nhu cầu giáo dục thông qua phân tích tài liệu học tập về giáo dục đại dương của Khu dự trữ sinh quyển Ranong. Hiện tại, Thái Lan đang phát triển một trò chơi thực tế ảo sáng tạo, giúp người chơi hòa mình trong hệ sinh thái của khu bảo tồn. Trong chuyến thực địa tại Itoigawa này cũng giúp các nhà giáo dục Thái Lan củng cố tầm quan trọng của việc học tập thực hành trong chiến lược giáo dục của đất nước Thái Lan. Bà Poonsri Wanthongchai, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Rừng ngập mặn Thái Lan cho biết: “Chứng kiến ​​việc lồng ghép bảo tồn vào cuộc sống hàng ngày tại Công viên địa chất Itoigawa đã mang lại cho tôi những ý tưởng mới về việc học tập, tương tác tại Khu sinh quyển Ranong; chúng tôi muốn học  sinh không chỉ nghiên cứu hệ sinh thái mà còn trực tiếp trải nghiệm nó thông qua các hoạt động thực địa, giám sát chất lượng nước và tương tác với cộng đồng địa phương”.

Cô Adeliya Alim Sabani, một nhà giáo dục đến từ Indonesia cho biết chuyến đi là cơ hội để suy ngẫm về cách áp dụng các mô hình giáo dục tương tự cho địa phương của mình hơn, cô nói: “Chuyến thăm Itoigawa đã cho tôi thấy những nỗ lực bảo tồn có thể thu hút sự tham gia của tất cả mọi người, từ học sinh đến các nhà hoạch định chính sách. Ở Wakatobi, chúng tôi có kế hoạch tích hợp các phương pháp tiếp cận này bằng cách chia sẻ các phương pháp hay liên quan đến tác động của rác thải nhựa với các giáo viên, đồng nghiệp ở trường tôi và cộng đồng giáo viên ở quận Wakatobi để cải thiện việc quản lý rác thải tại các trường học của chúng tôi”.

Để phát huy tác động của việc Bảo tồn Đại dương của chúng ta, các hợp phần giáo dục được phát triển cho từng Khu Dự trữ Sinh quyển sẽ được tuyên truyền thông qua các Trường học liên kết với UNESCO, các thành phố học tập và các điểm bán hàng của tập đoàn UNIQLO, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.

Đến năm 2050, lượng nhựa nhiều hơn cá ở các đại dương, một cảnh báo rõ ràng nhấn mạnh sự cấp bách của các nỗ lực bảo tồn. Nếu không có sự can thiệp, sinh kế của những ngư dân như ông Nagasaki – người từng khởi nghiệp từ làng ngư nghiệp Tsutsuishi với những lưới đầy cá – có thể trở thành ký ức xa vời. Nhưng thông qua giáo dục và hành động dựa vào cộng đồng, một tương lai khác tươi sáng hơn, nơi thanh niên trên khắp Đông Nam Á và toàn thế giới có các công cụ để bảo vệ hệ sinh thái biển nhằm duy trì tương lai cho tất cả mọi người.

Lời cảm ơn

Chuyến nghiên cứu tới Nhật Bản được thực hiện với sự hỗ trợ của Fast Retailing Co., Ltd. (công ty mẹ của UNIQLO), Trung tâm văn hóa châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO, Phòng thí nghiệm Minato, Mạng lưới Công viên địa chất Nhật Bản, Hội đồng Công viên địa chất Itoigawa, Trường trung học Kaiyo tỉnh Niigata, Hợp tác xã thủy sản Tsutsuishi, Giảng viên Sakamoto của Đại học Kanazawa và Phó giáo sư Tezuka của Viện Khoa học Chiba.

Bài viết gốc tại Website của UNESCO:

https://www.unesco.org/en/articles/how-one-japanese-community-inspiring-ocean-conservation-efforts-south-east-asia?hub=66925

Người dịch: Lê Ngọc Thảo.