7 TIÊU CHÍ

Rạn san hô CLC
Thảm cỏ biển
Rừng thường xanh CLC
Rừng dừa nước Cẩm Thanh

Tiêu chí 2: Là vùng có đa dạng sinh học cao

Hải quỳ
Tôm hùm

* Đa dạng sinh học rừng tại vùng lõi:

Thực vật rừng: Ở độ cao dưới 100 mét có 499 loài, trong đó có 342 loài có ích. Nhóm cây làm thuốc có 116 loài. Ngoài ra còn có và 4 loài cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam gồm: quần thể 3 cây Ngô đồng đỏ, cây Đa núi cao, cây Kén và cây Nánh.

Động vật rừng: Tại Cù Lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó đáng chú ý có cua đá, khỉ vàng và đặc biệt loài chim yến có tên trong Sách Đỏ Động vật Việt Nam.

Cây Đa núi cao
Chim yến
Khỉ vàng

* Đa dạng sinh học tại vùng đệm và vùng chuyển tiếp

Rừng ngập mặn: chiếm ưu thế là cây Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb). Ngoài ra cũng đã phát hiện ở vùng Cửa Đại một số loài cây ngập mặn khác như Đước đôi, Vẹt dù, Ráng đại, Ô rô và Tra biển; Thảm cỏ biển: khu vực gần Cửa Đại có 2 loài Cỏ Xoan gân song song và Cỏ Lươn Nhật bản; Rong biển: Rong câu chỉ; Thân mềm: 13 loài, quan trọng nhất là Hến, Hàu và Chem chép; Giáp xác: 12 loài có giá trị kinh tế cao như Ghẹ xanh, Cua bùn, Tôm rảo đất; Cá: 67 loài có giá trị kinh tế cao thuộc các họ cá Đối, cá Dìa, cá Liệt, cá Ông Căn, cá Bống, cá Hồng, cá Mú,…

Cá giống tại Cẩm Thanh

Tiêu chí 3: Tạo điều kiện phát triển bền vững trên quy mô khu vực

Mô hình gắn nhãn sinh thái Cua Đá
“Nói không với túi nilon”

Tiêu chí 4: Có diện tích đủ lớn để thực hiện ba chức năng của khu DTSQ: Bảo tồn, phát triển và phát huy giá trị – tăng cường giáo dục, đào tạo

Tiêu chí 5: Có ba phân vùng chức năng: Vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp

KSQ được phân vùng cụ thể nhằm thực hiện ba chức năng, bao gồm:

  • Vùng lõi: được thiết lập dựa trên hệ thống bảo tồn quốc gia đã được luật pháp công nhận nhằm bảo tồn lâu dài các hệ thống tự nhiên và văn hóa – xã hội, đồng thời đáp ứng những mục tiêu của việc bảo tồn các khu DTSQ, và đủ diện tích để đáp ứng các mục tiêu.
  • Vùng đệm: là vùng tiếp giáp và bao quanh vùng lõi, nơi tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế song song với việc bảo tồn.
  • Vùng chuyển tiếp: là vùng bao quanh phía ngoài nơi các hoạt động phát triển kinh tế dựa trên việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên bền vững được thúc đẩy và phát triển.

Tiêu chí 6: Có sự tham gia của các thành phần: cơ quan ban ngành, cộng đồng địa phương, kinh tế tư nhân trong việc phân vùng và thực hiện ba chức năng của một KSQ

Hoạt động quản lý của KSQ dựa vào đại diện 4 lực lượng chính gồm: nhà quản lý – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – cộng đồng.

Trong các hoạt động của KSQ đều có sự tham gia của cộng đồng (tham vấn xây dựng Kế hoạch quản lý, tổ chức truyền thông về KSQ,…).

Tiêu chí 7: Có bộ máy quản lý, cơ chế, chính sách và kế hoạch thực hiện với các chương trình nghiên cứu, giám sát, giáo dục và đào tạo

(a) Cơ chế quản lý sử dụng nhân lực và các hoạt động.

(b) Chính sách hoặc kế hoạch quản lý.

(c) Cơ quan hoặc cơ chế để thực hiện chính sách và kế hoạch trên.

(d) Các chương trình nghiên cứu, giám sát, giáo dục và tập huấn.

KSQ có bộ máy Ban quản lý và các bộ phận trực thuộc (Ban Cố vấn, Ban Thư ký, Tổ Kỹ thuật) với Quy chế hoạt động cụ thể.

Đã xây dựng, ban hành và thực thi Quy chế quản lý, Kế hoạch quản lý và đề án phát triển bền vững KSQ.

Đã và đang thực hiện các chương trình nghiên cứu về đa dạng sinh học, liên kết phát triển bền vững giữa bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội; Các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các bên liên quan.

Thực hiện các chương trình hợp tác với các trường, các viện. Tham gia các chương trình hợp tác ngắn hạn và lâu dài trong nước và quốc tế.

Hoạt động tham vấn cộng đồng
Hoạt động tham vấn cộng đồng