WildScan là một ứng dụng di động với chức năng nhận biết thông minh có thể giải đáp về các loài động vật và được thiết kế với mong muốn chống lại nạn buôn lậu động, thực vật hoang dã và quý hiếm. Ứng dụng này do tổ chức Freeland, tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực chống buôn bán động vật hoang dã trái phép thiết kế và phát hành. Ứng dụng này đã được sử dụng rộng rãi tại Thái Lan từ năm 2014, sau khi được nâng cấp phiên bản Tiếng Việt vào 2015, ứng dụng này bắt đầu được quảng bá và sử dụng tại Việt Nam và đã phát huy hiệu quả nhất định.
Hình 1: Giao diện chính của ứng dụng trên điện thoại
Ứng dụng này được thiết kế nhằm giúp các cơ quan trực tiếp thực thi pháp luật về động vật hoang dã, cán bộ bảo tồn và công chúng nhận diện chính xác, gửi thông báo và xử lý tình huống động vật biển và trên đất liền bị bắt trong các giao dịch buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã.
WildScan cung cấp các thông tin quan trọng về các loài động vật đang bị đe dọa cho những người cần thiết thông tin, đồng thời hoạt động như một công cụ để trình báo các trường hợp tội phạm liên quan tới động vật hoang dã.
Hình 2: Các thông tin chi tiết về một loài ĐVHD được thể hiện
WildScan chứa đựng một thư viện toàn diện về các loài động vật với danh sách hơn 300 động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, thường bị buôn bán trái phép trên toàn bộ lãnh thổ các nước Đông Nam Á, điểm nóng của nạn buôn lậu động vật hoang dã.
Ứng dụng này được cung cấp hoàn toàn miễn phí cho các thiết bị chạy hệ điều hành Android và cả IOS được hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Đặc biệt, các Cơ quan chuyên môn trong nghiên cứu khoa học, các Cơ quan bảo tồn có thể cung cấp các tư liệu, thông tin bổ sung về các loài nguy cấp, các loài hoang dã cần được bảo vệ để nâng cấp ứng dụng này thông qua tổ chức Freeland.
Hình 3: Ứng dụng hiển thị trên Apstore và sau khi cài đặt
Hy vọng rằng, ứng dụng này sẽ được quảng bá và sử dụng rộng rãi trong thời gian tới tại Việt Nam nhằm giảm thiểu tình trạng săn bắt, mua bán và sử dụng động vật hoang dã như hiện nay.
Nguyễn Thành Huy - Phòng NC&HTQT, Ban quản lý Khu BTB CLC.
Tin mới
- Tiếp cận và vận hành hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An - 04/04/2018 11:32
- Hội thảo: Lựa chọn các sản phẩm và xây dựng bộ tiêu chí nhãn hiệu chứng nhận Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An. - 24/12/2017 20:42
- Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm: Một nghiên cứu điển hình về san hô - 09/10/2017 08:57
- Đi thật xa để trở về - 11/09/2017 16:05
- Kết quả nghiên cứu thành phần loài, trữ lượng và sản lượng khai khác giống Trai tai tượng (Tridacna), Bàn mai (Pinna) tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Hội An - 05/06/2017 16:59
Các tin khác
- Hải quỳ và cá hề - nguồn lợi quý cần được quản lý, bảo tồn - 01/05/2017 19:23
- Tránh chồng chéo, giảm mâu thuẫn trong quản lý, sử dụng biển - 19/04/2017 15:58
- Những “hiệp sĩ xanh” của môi trường - 07/04/2017 16:51
- Khẩn trương bảo tồn và phục hồi các loại rùa biển - 14/06/2016 16:57
- Suy giảm nguồn lợi rong mơ - 13/06/2016 08:29